Nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ với nhiều lợi thế dành cho bà con nông dân hiện nay. Mô hình này không đòi hỏi quá nhiều về vốn cũng như công chăm sóc, lượng thức ăn. Giúp cho nhiều bà con nông dân có thể áp dụng ngay tại nhà mình. Đây cũng có thể là cách khởi nghiệp nuôi gà thả vườn hiệu quả cho những người trẻ. Vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo được thêm kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm sống. Dưới đây là những hướng dẫn về hình thức nuôi gà thả vườn với quy mô nhỏ từ 50-200 con này nhé.
Ưu điểm của nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ là gì?
Dưới đây là những ưu điểm của mô hình này. Bà con nông dân có thể cân nhắc lựa chọn xem có nên lựa chọn mô hình này hay không nhé.
Số vốn đầu tư ít
Với số lượng chỉ từ 50-200 con nên số vốn đầu tư không nhiều. Ngay cả hệ thống chuồng trại, phụ kiện thức ăn cũng như vậy. Giúp bà con chi phí thấp có thể nuôi một cách dễ dàng nhanh chóng. Nếu số lượng như trên vẫn quá cao thì có thể nuôi từ 30-40 con là hợp lý hơn.
Dễ chăm sóc
Số lượng ít nên việc chăm sóc sẽ đơn giản hơn số lượng nuôi hàng nghìn con. Qua đó có thể nắm rõ được tỉ lệ sinh trưởng, phát triển hoặc cá thể gà nào bị nhiễm bệnh. Và có những cách xử lý như cách ly, loại bỏ nhanh hơn. Đảm bảo an toàn cho cả đàn gà nếu không may có dịch bệnh sảy ra.
Dễ bán
Số lượng gà ít do nuôi gà thả vườn theo quy mô nhỏ nên rất dễ bán. Dù bán buôn hay bán lẻ cũng không mất nhiều thời gian. Thậm chí vào dịp lễ tết mỗi người thân vài con gà cũng có thể bán hết số lượng gà. Không mất nhiều công tiêu thụ đem bán sản phẩm.
Tận dụng lượng thức ăn
Quy mô nhỏ nên không cần lượng thức ăn quá lớn. Chỉ cần những loại thức ăn có sẵn, thừa, tận dụng trong gia đình cũng giải quyết được phần nào. Vì thế mà bà con nông dân cũng sẽ tốn ít chi phí cho thức ăn hơn.
Kinh nghiệm nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ như thế nào?
Dưới đây là những kinh nghiệm nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ với số lượng từ 50-200 con. Ngoài những kỹ thuật nuôi gà thả vườn chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết trước thì có thể áp dụng thêm những kinh nghiệm này.
Chi phí nuôi gà thả vườn
Dưới đây là bảng chi phí nuôi gà thả vườn cơ bản tạm tính. Tất nhiên sẽ có những phụ phí phát sinh khác tùy từng nơi, tùy từng người. Vì thế chi phí nuôi gà thả vườn này chỉ để tham khảo thôi nhé. Từ chi phí này dễ dàng biết được nuôi gà thả vườn tốn bao nhiêu tiền.
- Chi phí con giống từ 40 cho tới 200 con thì tùy thuộc từng giống gà khác nhau. Trung bình từ 8000đ – 15000đ/con. Như vậy chi phí con giống sẽ khoảng 320.000đ – 1.600.000đ cho tới 600.000đ – 3.000.000đ. Đây là gà con được 1 ngày tuổi nên có mức giá rẻ. Với việc nuôi quy mô nhỏ thì có thể mua về úm và chăm sóc. Để giảm thiểu rủi ro có thể mua gà lớn tuổi hơn nhưng giá sẽ cao hơn.
- Chi phí chuồng trại rất khó để tính được con số cụ thể. Nếu tận dụng được hệ thống nhà xưởng cũ thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại nếu phải xây dựng lại từ đầu thì chi phí sẽ cao. Ngoài ra, chi phí hàng rào, cột mốc cũng tốn kha khá chi phí. Nên sử dụng cột mốc bê tông kết hợp quây lưới B40 sẽ hiệu quả hơn so với việc xây tường bao. Tốn thêm khá nhiều chi phí khác nhau.
- Chi phí thức ăn cũng sẽ khó để tính toán bởi từng độ tuổi sẽ có lượng thức ăn khác nhau.
- Hơn thế nữa còn phụ thuộc thời gian nuôi của từng giống gà từ 100 cho tới 120 ngày mà chi phí cũng khác.
- Chi phí thuốc, vắc xin phòng bệnh, điện nước….
Tóm lại tổng chi phí trên nếu áp dụng máy móc bao gồm con giống + thức ăn + điện nước + thuốc vắc xin rơi vào khoảng từ 3.000.000 cho tới khoảng 16.000.000đ. Đó chưa kể tới chi phí chuồng trại. Ngoài ra chi phí tính sơ qua này áp dụng lượng thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Nếu tận dụng được nguồn thức ăn khác thì có thể chi phí thức ăn sẽ giảm đi khá nhiều.
Chọn giống gà
Tùy theo sở thích và điều kiện chăn nuôi, thời tiết mà lựa chọn giống gà thả vườn phù hợp nhất. Với mô hình nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thì dưới đây là lời khuyên:
- Giống gà thả vườn chuyên lấy thịt: gà chọi Lai, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Mía
- Giống gà chuyên lấy trứng: gà Ri, gà Ai Cập, gà Kabir, gà Sasso, gà lai
- Gà nuôi số lượng lớn: gà Ri, gà Ai Cập, gà Tam Hoàng, gà Lai
- Gà chất lượng cao cấp: gà Hồ, gà Đông Tảo.
Nên chọn những con gà khỏe mạnh không dị tật về ngoại hình, bộ phận. Sẽ đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Sau khi úm gà 1 cho tới 2 tháng có thể tiến hành thả gà ra vườn để chúng tìm mồi, tắm nắng. Chú ý nếu điều kiện mưa nắng quá khắc nghiệt thì không nên chăn thả. Khi đó nên nhốt trong chuồng để tránh nhiễm bệnh.
Chú ý các loại bệnh hay gặp trên gà như gà toi, gà rù, newcastle… Đây là những bệnh gây ra tỉ lệ chết cực cao. Vì thế đừng quên lịch tiêm phòng cho gà con để đảm bảo. Chi tiết xem tại đây nhé.
Chuồng trại
Với việc nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thì chuồng trại không cần quá lớn. Mật độ gà khoảng 1 con/m2 nên tính ra nếu 40-200 con rơi vào khoảng từ 40m2 cho tới 200m2. Nếu có hệ thống chuồng, vườn tược rộng rãi thì sẽ rất tốt. Còn nếu không có diện tích rộng thì giảm số lượng gà nuôi để đảm bảo chăm nuôi và phát triển.
Chuồng nên thiết kế đơn giản đảm bảo các mục đích che mưa, nắng và nhiệt độ, độ thông thoáng cho gà. Vì thế tận dụng những vật liệu có sẵn tự nhiên là tốt nhất như các loại tre, nứa hoặc lá cọ mát mẻ.Nên hướng cửa chuồng về đông hoặc đông nam để tránh mưa gió.
Ngoài ra có thể thiết kế thêm các hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng để tùy ý sử dụng tốt nhất.
Tường bao có thể dùng lưới B40 kết hợp các trụ bê tông để cố định là tốt nhất. Khoảng cách giữa các cột từ 3 cho cho tới 5m. Sử dụng những chiếc ngạnh sắt để cố định lưới B40 vào khung vườn hiệu quả. Chiều cao lưới từ 1,5 cho tới 2m tránh trường hợp gà bay qua.
Bãi chăn thả
Bãi chăn thả với mô hình nuôi gà chọi quy mô nhỏ không cần quá phức tạp. Chỉ cần 1 bãi đất trống với diện tích khoảng từ 30-40m2 tương ứng với số lượng gà 30-40 con. Nếu số lượng gà tăng lên thì cần mở rộng. Nếu có các hệ thống cây có sẵn che mưa che nắng hoặc làm chỗ đậu cho gà thì tốt. Còn không thì bãi đất trống là được.
Bố trí thêm 1 khoảng khu vực làm bể cát để gà có thể sưởi, tắm cát theo bản năng của chúng.
Khu vực ăn uống
Máng cho gà ăn, uống nên để trên một nền xi măng với diện tích vừa phải. Chúng sẽ giúp giải quyết lượng thức ăn rơi vãi trên nền đất. Có thể vệ sinh xử lý tránh trường hợp thức ăn rơi vãi bị biến đổi gây ra bệnh. Nếu để trên nền đất thì rất khó xử lý, làm sạch. Nên sử dụng các loại máng ăn cho gà chống bới, máng nước tự động sẽ là tốt nhất.
Có thể tự làm các máng ăn cho gà bằng thùng sơn, ống nhựa hoặc can nước cắt đôi. Kết hợp thêm các dụng cụ chống bới sẽ giảm thiểu lượng thức ăn hao hụt hiệu quả. Khu vực ăn uống nên tránh xa khu vực tập kết chất thải cho gà.
Thức ăn cho gà thả vườn quy mô nhỏ
Với việc nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ thì lượng thức ăn không nhiều. Tùy theo muốn nuôi theo mô hình công nghiệp hay bán dân dã mà chọn loại thức ăn tương ứng.
Nếu nuôi theo hình thức ăn công nghiệp hoàn toàn thì có thể tham khảo bên dưới.
- Giai đoạn úm gà kéo dài thời gian từ 1 ngày cho tới 40 ngày tuổi. (15 – 40 ngày ) 1,2 – 6 bao 25kg.
- Giai đoạn gà con, gà thuổi từ 40 – 80 ngày sử dụng 5 – 24 bao 25kg.
- Giai đoạn gà vỗ béo cho tới khi xuất chuồng từ 80 cho tới 100 hoặc 120 ngày 3 – 12 bao 25kg.
Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 12-42 bao 25kg thức ăn hỗn hợp.
Nếu kết hợp thêm các loại thức ăn dân dã khác như ngô, khoai, sắn, bột cá, bã bia, bỗng rượu thì lượng thức ăn sẽ giảm. Chi phí cũng sẽ thấp hơn từ 10-30% mà hiệu quả chăn nuôi sẽ tăng lên. Có thể dùng thêm những loại rau xanh có sẵn để bổ xung thêm chất lượng, vitamin cho gà.
Thời gian chăn nuôi
Tùy từng giống gà hoặc thời điểm chăn nuôi mà thời gian chăn nuôi gà khác nhau. Có thể kéo dài từ 100 ngày cho tới 120 ngày hoặc hơn.
- Với những giống gà chất lượng thịt cao có thể kéo thời gian chăn nuôi như gà ta, gà lai chọi.
- Với lượng thức ăn khác nhau cũng như vậy. Tận dụng lượng thức ăn dân dã sẽ lâu hơn nhưng chất lượng thịt tốt hơn, giá sẽ cao hơn.
- Tùy theo từng thời gian trong năm. Nếu không trùng dịp lễ tết nào đó thì được giá là bán. Còn nếu trùng với dịp nghỉ lễ, tết có thể nuôi thêm tới gần thời điểm đó tiến hành xuất bán.
Xuất chuồng
Khi gà đã đạt đủ trọng lượng hoặc gần tới thời điểm lễ tết nên tiến hành tím thương lái mua hoặc bán lẻ. Với nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ từ 50 cho tới 200 con thì không cần quá lo lắng. Chỉ cần bán lẻ có thể đã giải quyết được hết đàn gà. Hoặc bán buôn số lượng từ 50-100 con nhanh chóng.
Giá gà thịt thả vườn cũng khá ổn định tùy theo giống gà. Tuy nhiên đa phần nuôi các dạng gà ta, gà mía, lương phượng thì mức giá từ 90.000 – 110.000đ/kg mua buôn tại vườn. Nếu bán lẻ thì chi phí này có thể cao hơn. Cũng tùy giống gà mà giá bán gà thả vườn cũng sẽ tăng lên. Trong đó giống gà bán giá cao nhất là gà lai chọi.
Với những chia sẻ của Blog Gà Chọi hy vọng bà con nông dân đã biết thêm về mô hình này. Lựa chọn nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ cho khu vực, gia đình của mình. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào cần trợ giúp hãy comment xuống bên dưới nhé!
Discussion about this post