#Mẹo #nuôi #gà #chọi #chiến #bí #truyền #trăm #trận #trăm #thắng #của #các #sư #kê
Mẹo nuôi gà chọi chiến bí truyền trăm trận trăm thắng của các sư kê
Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến bí truyền giúp gà đẹp, cứng cáp, khỏe mạnh, dai sức, bền bỉ và tung đòn hay đánh bại đối thủ trăm trận trăm thắng?
Phương pháp nuôi gà chọi chiến dựa vào chế độ ăn chuẩn khoa học
Gà chọi là một trong những loài gia cầm quý có giá trị rất cao chuyên dùng cho các cuộc đá gà.
Cách nuôi gà chọi chiến cũng rất phức tạp, cầu kì hơn nhiều so với các loại gà thông thường khác.
Các sư kê cần hết sức lưu ý để có chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho gà phù hợp nhất.
Thông thường, theo kinh nghiệm đã đúc kết của các sư kê thì bữa ăn của gà chọi được chia làm 2 bữa vào buổi sáng lúc 9h và buổi chiều lúc 16h đến 17h tùy từng mùa trong năm.
Vào mùa đông sẽ cho gà ăn vào 16h sớm hơn so với mùa hè 1 tiếng vì trời nhanh tối sẽ khiến gà dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Cho gà chọi con ăn hiện vẫn chưa có một quy chuẩn cụ thể nào về giờ ăn của chúng.
Bởi vì gà con có thể tự do ăn uống và thức ăn của chúng thường không phải kiêng bất cứ thứ gì.
Phương pháp nuôi gà chọi chiến trên 6 tháng tuổi của nhiều sư kê khuyên nên cho gà ăn nhiều rau xanh để phần thịt săn chắc và không tích tụ mỡ.
Hàng tuần nên bổ sung thêm đạm từ thịt bò và lươn để hệ cơ của gà phát triển đồng thời có khung xương chắc khỏe.
Cách lên thực đơn đúng và chuẩn xác cho gà chọi chiến
Đối với những người nuôi và đam mê gà chọi thì để chiến kê có một sức khỏe tốt, phần cơ săn chắc và bền bỉ thì thành phần thức ăn của gà mang vai trò quyết định.
Theo như cách nuôi gà chọi chiến mà ông cha ta truyền lại thì khẩu phần ăn của gà chọi chủ yếu sẽ là rau củ.
Bởi nếu chúng ăn quá nhiều thịt sẽ dễ gây ra thừa cân, chậm chạp, khó di chuyển linh hoạt được.
Đặc biệt khi nuôi gà chọi chiến đến tuổi có thể tham gia đá được thì thường được bổ sung dưỡng chất cần thiết đầy đủ để giúp gà có năng lượng dồi dào khi tập luyện.
Một bữa ăn tiêu chuẩn của gà chọi trong ngày sẽ bao gồm: 250g thóc, 100g rau và 100g lươn hoặc thịt bò.
Ngoài ra, còn có những thức ăn khác được nhiều sư kê bổ sung thêm cho chiến kê của mình bao gồm: giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, tép, vịt lộn, chuối xiêm. Những loại thực phẩm này giúp tăng cường thêm sức chiến đấu mạnh mẽ cho gà chọi.
Tuyệt đối không được cho gà ăn quá nhiều thức ăn có độ đạm cao dẫn đến gà tích tụ mỡ dẫn đến thừa cân sẽ gây khó khăn trong di chuyển và cử động kém linh hoạt trước đối thủ.
Để nuôi gà chọi chiến có được sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai và ra đòn hiểm đá đau thì cách vần gà chọi cũng rất quan trọng.
Vần gà chọi như thế nào cho chuẩn xác trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến?
Cách nuôi gà chọi chiến luôn là mối bận tâm của rất nhiều người đam mê bộ môn đá gà, để có thể biến chú gà chọi của mình thành chiến kê thực thụ thì cần áp dụng đúng các cách vần gà chọi, kỹ thuật nuôi gà chọi chiến đảm bảo từng bước đều phải chính xác.
Mặc dù các công việc luyện tập cho gà rất khó bởi còn phụ thuộc vào tay nghề cũng như kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến của mỗi người sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
Đặc biệt, để chiến kê có thể trở nên sung sức trong trận đấu, ra được những đòn hiểm đánh bại đối phương thì vần gà cần phải thực hiện thật kỹ lưỡng theo quy trình. Trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến thông thường sẽ bao gồm 3 hình thức vần gà chính được sử dụng như sau:
– Vần hơi hay còn gọi là vần đòn là cách cho gà chọi vần với nhau, hình thức này thực hiện bằng cách bạn cuốn chân hai chú gà chọi lại với nhau, bịt hoặc thả mỏ ra, sau đó để cho chúng ‘quần thảo’ với nhau 1 lúc.
– Gà vần với người hay người ta còn gọi là tập bộ khi đó người nuôi sẽ đóng vai trò như người luyện tập cùng với chiến kê của chính mình.
– Cho gà chạy lồng: Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến tốt cần phải cho gà chạy lồng đúng cách, 2 chú gà chọi sẽ được thả vào trong cùng một chiếc lồng để luyện tập chạy và đuổi nhau và nhiệm vụ của chúng ta là ngồi đó quan sát, đếm số vòng chạy của chúng.
Tuy nhiên, để nuôi gà chọi chiến có lực đạt được hiệu quả cao bạn cần phải biết vần gà chọi theo các mức độ khác nhau trong suốt quá trình.
Thông thường, theo nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng từ ít đến nhiều thông qua các hình thức từ đơn giản cho đến phức tạp.
Khi nào chiến kê đạt được đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất thì cần phải hạ dần mức độ xuống từ từ để cho chúng dần thích nghi.
Điều này sẽ giúp cho gà chọi chiến có một thể lực tốt nhất, nhưng với một số gà nguyên lông thì cần phải om gà kết hợp với chạy lồng trong vòng một tuần sau đó mới thực hiện vần gà.
Áp dụng phương pháp vần gà trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến đạt đến mức độ sung nhất.
Khi nuôi gà chọi chiến để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn thì ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta cần phải có cách vần gà khoa học thì mới tạo được những chiến kê khỏe mạnh và chiến đấu dũng mãnh. Thông thường, vần gà chọi có 3 bước cơ bản như sau:
– Kỳ 1: Người nuôi thực hiện vần 1 hồ đòn 15 đến 20 phút rồi cho gà chọi nghỉ hồi phục khoảng 8 ngày, vần 1 hồ hơi từ 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ hồi phục 7 ngày.
– Kỳ 2: Các sư kê thực hiện vần gà 2 hồ đòn từ 17 đến 25 phút rồi nghỉ hồi phục khoảng 2 đến 3 tuần tùy mức độ. Vần 2 hồ hơi khoảng từ 30 đến 40 phút rồi cho gà chọi nghỉ hồi phục 10 ngày.
– Kỳ 3: Thực hiện tiếp tục vần gà 3 đến 4 hồ đòn trong khoảng 17 – 25 phút rồi cho chúng nghỉ hồi phục 21 đến 28 ngày bắn chân 5 phút, sau đó khoảng 3 ngày tiếp tục vần 4 hồ hơi từ 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ hồi phục 10 ngày và bắn chân 5 phút. Bước cuối cùng khoảng 4 ngày sau thực hiện cho gà chọi bắn chân 10 phút rồi tiếp tục cho gà nghỉ hồi phục 1 tuần trước khi mang chiến kê của mình ra thi đấu.
Khi đã đúc kết được chế độ ăn và vần gà hợp lý thì cần phải om cho da gà đỏ cũng là một bí quyết rất hay trong khi nuôi gà chọi chiến mà chỉ những sư kê sành chơi mới biết đến. Phương pháp om gà cho da đỏ săn chắc còn giúp cho chiến kê tăng độ lỳ và chịu đòn tốt hơn rất nhiều.
Làm cho da gà chọi đỏ đẹp hết mức nhờ vào thuốc om gà độc đáo
Tìm hiểu một chút về tác dụng của thuốc om gà chọi: Đây là một loại thuốc bắc chủ yếu dùng cho gà chọi làm cho da gà đỏ, dai và dày hơn mức bình thường, từ đó tăng khả năng chịu đựng giúp gà đá ít bị đau, đỡ bị trầy xước da và không bị bầm tím hay bị rách da trong khi thi đấu.
Cách sử dụng thuốc bắc om gà: Lấy khoảng 0,5g thuốc cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút sau đó để nguội rồi đem ra om gà chọi.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng thêm nghệ dai da thái – hộp để làm cho da gà chọi đỏ cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
Cũng giống như thuốc bắc thì trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến các sư kê sẽ lựa chọn thuốc nghệ om gà vì chúng còn có thêm thành phần thuốc dưỡng da gà, các chất bổ cho da sẽ khiến da nhanh liền khi bị tổn thương do đá hoặc khi vần gà gây nên.
Cách sử dụng: Pha 5 thìa thuốc nghệ cùng với một ít rượu sau đó vào nghệ cho gà bình thường.
Thực hiện om gà cho da gà chọi đỏ đẹp cần kết hợp thêm các phương pháp khác như vần hơi, dầm cán, quần sương, phun rượu và om gà để đạt hiệu quả tối đa.
Vậy khi đã có một chiến kê dũng mãnh để đem đi thi đấu thì sau khi đá về chúng ta cần phải biết cách chăm sóc gà chọi để chúng có thể hồi phục lại sức khỏe nhanh chóng. Vào lúc mới thi đấu về, thông thường gà chọi sẽ bị mất sức, mệt mỏi và rất dễ bị nhiễm lạnh.
Chính vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên và áp dụng các phương pháp nuôi gà chọi chiến của những sư kê đã có kinh nghiệm truyền lại để xử lý kịp thời tình trạng sức khỏe của gà chọi.
Phương pháp nuôi gà chọi chiến sau khi đá về
Việc nuôi gà chọi chiến đúng cách để mang đi chiến đấu được đã khó, giờ đây chăm sóc gà chọi sau khi chiến đấu về còn khó hơn nhiều lần, bởi vì lúc này gà rất yếu và có thể dẫn đến chết bất cứ lúc nào.
Đầu tiên, phải dùng khăn mềm sạch sẽ nhúng qua nước ấm để lau sạch hết máu, đất cát, bụi bẩn dính trên thân gà.
Lấy một chiếc lông gà sạch mang nhúng vào trong nước lạnh, sau đó dùng tay để mở miệng gà ra rồi lùa lông gà vào sâu trong cổ họng của chúng từ từ.
Điều này sẽ giúp lấy ra hết những chất bẩn và đờm có trong cổ gà, thực hiện liên tục vài lần cho tới khi sạch chất bẩn và đờm.
Sau đó cho gà ăn ít cơm mồi nhỏ và lấy một ít rượu đổ vào lòng bàn tay rồi bắt đầu xoa bóp cho gà để mau lành những vết bầm tím trên thân. Không được để rượu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của gà sẽ khiến gà bị xót và khó chịu.
Nuôi gà chọi chiến sau khi đá trở về thì ngoài thức ăn cần bổ sung thêm viên tiêu kén gà chọi EN 150 tùy vào mức độ tổn thương và tình trạng của gà.
Thuốc sẽ giúp giảm đau, chống sưng phù nề cho gà chọi, ngoài ra cần bổ sung thêm cho chiến kê thuốc B1 để tăng cường sức dẻo dai của gà.
Tuy nhiên cần lưu ý không được cho gà uống quá 2 viên vì sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho gà và cho chúng ăn uống đầy đủ thì bạn cần cho gà đi nghỉ ngơi để hồi sức và sưởi ấm cho gà tránh tình trạng gà sẽ bị nhiễm lạnh.
Sang ngày hôm sau, tiếp tục dùng nước ấm để lau rửa cho gà nhẹ nhàng, đồng thời xoa bóp rượu để cho các vết bầm tím mau lành. Người nuôi cũng phải liên tục theo dõi biểu hiện của gà nhằm phát hiện ra tình trạng bất thường nếu xảy ra thì mới ngăn chặn được hậu quả kịp thời.
Phương pháp nuôi gà chọi chiến muốn cho ra được những chú gà chọi chuẩn thần kê, ngoài áp dụng những kỹ thuật trên còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâu năm hay mới vào nghề của các sư kê. Do đó bạn cần phải luôn tìm tòi và bổ sung thêm kiến thức về gà chọi để có những kỹ thuật chăm sóc gà tối ưu nhất.