Gà bị mốc là trình trạng thường xuyên gặp của những người anh em nuôi gà chọi. Căn bệnh dai dẳng và rất khó để chữa trị dứt điểm được loại bệnh ngoài da này. Những người nuôi gà chọi cực kỳ chán nản với căn bệnh này của gà. Tuy nhiên nhiều người sử dụng chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hiệu quả. Bài viết nay sẽ hướng dẫn chữa mốc cho gà bằng nhiều cách không chỉ bằng thuốc tây.
Gà bị mốc là bệnh gì?
Gà bị mốc là tình trạng da gà phủ một màu trắng trên bề mặt. Có thể là một bộ phần đầu cổ hoặc toàn thân gà bị mốc. Những mảng trắng này có thể bong tróc khỏi lớp da bên ngoài một cách dễ dàng. Đây chính là lớp da chết của gà bị nấm mốc sinh ra và bong tróc thường xuyên.
Khi gà bị mốc thì khiến chủ nuôi khá đau đầu. Một phần vì khi đó mất đi tính thẩm mỹ của chú gà. Đặc biệt là những chú gà nuôi để bán hoặc đúc mái. Ngoài ra, tình trạng gà bị mốc cũng khiến gà yếu đi và về lâu dài có thể ảnh hưởng tới lớp da. Dễ bị chảy máu và bị thương hơn.
Triệu trứng gà bị mốc như thế nào?
Nhận biết gà bị mốc khá đơn giản khi nhìn thấy những lớp vảy trắng trên da gà. Lớp vảy này có thể dễ dàng bong tróc ra ngoài gây ra bụi trắng. Đây là cách nhận biết dễ nhất loại bệnh này. Những người nuôi gà lâu năm chắc chắn đã biết tới bệnh mốc gà bởi chúng gặp quá thường xuyên.
Tại sao gà bị mốc?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới gà chọi bị mốc. Một phần đó chính là do điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc các trận chiến kịch liệt.
Trước tiên chúng ta cần phải biết rằng tình trạng mốc ở gà là do một loại nấm da gây nên. Chúng khiến lớp da trên bề mặt của gà nhanh chóng hoàn thành vòng đời và bong tróc. Một phần điều kiện sinh hoạt, chăm sóc của chủ cũng thúc đẩy quá trình mốc gà nhanh hơn.
Do vệ sinh không đảm bảo
Cũng giống như người khi những chú gà cũng có thể bị mốc hoặc bong tróc da. Nguyên nhân chính là vệ sinh không đảm bảo nên các loại nấm mốc sinh ra và phát triển. Ở những nơi quá khô hoặc quá ẩm mốc là điều kiện lý tưởng để mốc sinh ra. Từ chỗ nấm mốc một vùng sau đó có thể nấm mốc lan ra toàn thân.
Do những trận chiến căng thẳng
Những con gà đá, gà chọi thường xuyên bị nấm mốc nhiều hơn. Do những trận đòn căng thẳng mà các vết đánh của đối phương gây ra trên bề mặt. Chúng tạo thành các vết thương ngoài da kết hợp máu me làm vết thương lâu lành. Chúng được đóng vảy và dần dần sinh ra nấm mốc sinh sôi.
Vì sao gà chọi bị mốc nhiều hơn gà nuôi bình thường?
Nguyên nhân khá đơn giản khi gà chọi được cắt tỉa lông khá nhiều. Dẫn tới lớp da không được bảo vệ bởi phần lông này. Lớp lông không chỉ bảo vệ gà khỏi nấm mốc mà còn giúp gà duy trì , đảm bảo thân nhiệt. Khi bị tỉa lông đi thì sức chống chịu kém hơn. Do vậy những con gà chọi thường bị nấm mốc nhiều hơn so với gà nuôi thịt.
Cách chữa mốc bằng thuốc tây như thế nào?
Như phần trên chúng tôi đã nói mốc là do các loại vi khuẩn, nấm mốc trên da gà sinh ra. Do vậy có thể sử dụng thuốc tây trị mốc cho gà chọi hiệu quả. Dùng các loại thuốc bôi ngoài da ở người áp dụng cho gà và bạn có thể thử.
Kedermfa Cream
Đây là thuốc trị không chỉ mốc mà các bệnh da liễu khác.Tác dụng của chúng là xử lý nấm, khuẩn và cácloaij ký sinh trùng trên da.
Thành phần của kem bôi da này có Ketoconazole, Ketoconazole, Neomycin, Mỡ trăn có tác dụng chống nấm và giúp da nhanh liền hơn.
Cách sử dụng khá đơn giản khi rửa sạch sẽ gà và sau đó thoa kem lên trên bề mặt ngày 2 lần. Vừa theo dõi vừa đánh giá kết quả.
Nizoral® cream
Một loại thuốc mỡ bôi ngoài da khá hiệu quả. Có thể chữa các bệnh về da như ngứa, hắc lào, lang ben, nấm mốc.
Thành phần chính là ketoconazole giúp trị nấm tại chỗ nhanh và hiệu quả.
Duy trì bôi Nizoral® với liệu lượng 2 lần/ngày trong vòng một tuần. Đối với các vết thương hở trên da gà thì cẩn cẩn thận để tránh bị nặng thêm.
Korcin
Loại thuốc tây chữa mốc cho gà khá hệu quả khi ngăn chặn chốc lở trên bề mặt của da gà. Giúp da tránh được nhiễm khuẩn, viêm da tiếp xúc.
Thành phần chính là Chloramphenicol kết hợp Dexamethasone kìm chế vi khuẩn chống dị ứng và viêm. Giúp các vết thương, nấm mốc ở gà lành nhanh hơn.
Cách chữa nấm mốc gà bằng kinh nghiệm
Ngoài việc sử dụng thuốc tây thì có thể áp dụng kinh nghiệm dân gian. Có rất nhiều sư kê áp dụng những bài thuốc như nghệ và rượu để tiến hành ngâm bóp.
Ngâm nghệ, rượu và quế với một chút nước nóng để chúng mang lại hiệu quả. Sau đó ngày 2 lần dùng khăn sạch để lau rửa cho gà. Tinh chất quế và rượu giúp sát khuẩn, chống nấm mốc. Còn tinh chất nghệ giúp da và các vết thương ngoài da nhanh lành hơn.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các loại bã chè hoặc nước chè để sử dụng. Cách dùng cũng giống với phương pháp ngâm nghệ, rượu, quế bên trên.
Phòng tránh gà bị mốc toàn thân như thế nào?
Ngoài việc chữa trị thì việc phòng tránh gà bị mốc toàn thân cũng khá quan trọng. Giúp cho gà không bị lại khi đã chữa khỏi.
Vệ sinh môi trường chuồng trại
Đối với bất cứ gà nuôi chọi hay nuôi để lấy thịt thì việc chuồng trại cũng khá là quan trọng. Chúng không chỉ giúp gà tránh được mốc mà còn giúp bảo vệ khỏi những bệnh khác. Đảm bảo khu vực chuồng trại thông thoáng gió, tránh xa ẩm mốc. Tuy thoáng gió nhưng phải đảm bảo nguồn nhiệt cho gà.
Vệ sinh gà hàng ngày
Bất kể gà có đi chiến chọi hay không cũng nên vệ sinh hàng ngày. Nó cũng giống như con người tắm rửa vệ sinh hàng ngày vậy. Đảm bảo lau chùi bề mặt trên da gà một cách sạch sẽ. Và để chúng luôn trong tình trạng khô ráo. Ngoài ra, nên sử dụng các loại cát sạch để chúng tự làm sạch bằng cách của riêng mình.
Với những kinh nghiệm sau đây các sư kê đã biết cách chữa mốc cho gà chọi rồi nhé. Có thể chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hoặc sử dụng các cách dân gian. Quan trọng nhất vẫn là điều kiện nuôi nhốt, chuồng trại và chăm sóc. Làm sao để đảm bảo gà không bị mốc nữa nhé!
Nếu thấy bài viết hay hãy ủng hộ Minhgachoi.com nhé!
Discussion about this post